Mid-page advertisement

Tội tổ chức đánh bạc lô đề bị xử phạt như thế nào?

Thứ sáu - 25/11/2022 02:46
Chào Luật sư X, chỗ gần tôi sống mới bắt một vụ tổ chức đánh bạc qua hình thức lô đề rất lớn. Hơn 30 đối tượng liên quan bị bắt. Nghe bảo tội này còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự không biết có đúng không? Tội tổ chức đánh bạc lô đề bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay? Xin được tư vấn.
Tội tổ chức đánh bạc lô đề bị xử phạt như thế nào?

Lô đề là gì?

Lô đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, trong đó đoán 2 hoặc 3 số cuối của giải đặc biệt gọi là đoán Đề, đoán 2 hoặc 3 số cuối của tất cả các giải gọi là đoán Lô.

Người tham gia phải tuân thủ các luật lô đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô dề được đưa ra ban đầu.

Chơi lô đề phổ biến ở miền Bắc hơn so với miền Nam và miền Trung. Bạn rất dễ bắt gặp một sạp ghi lô đề trên đường phố các tỉnh khu vực miền Bắc, trong khi chủ yếu ở 2 khu vực còn lại là đại lý bán vé số.

Mặc dù không được Nhà nước công nhận là trò giải trí hợp pháp nhưng Lô đề vẫn được người dân miền Bắc – miền Trung và miền Nam ưa chuộng tham gia chơi, vì dễ trúng hơn, chi phí bỏ ra chơi cũng không quá lớn.

Loại hình giải trí này khá đa dạng về thuật ngữ, kiểu chơi và cách soi cầu. Người tham gia nên tìm hiểu rõ các khái niệm như lô và đề là gì, lô đề 1 điểm ăn bao nhiêu tiền để tránh bị nhầm lẫn hoặc ăn chặn khi chơi.

Tội tổ chức đánh bạc được quy định như thế nào?

Theo Điều 322 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tội tổ chức đánh bạc được quy định như sau:

“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm”

Tổ chức ghi lô, đề có phải là tổ chức đánh bạc?

Trước đây, Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán đã có hướng dẫn như sau:

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Theo quy định trên, mọi hành vi được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước cho phép như: Lô đề, xóc đĩa, tú lơ khơ… đều được coi là hình thức đánh bạc. Như vậy, chơi lô, đề cũng được coi là đánh bạc.

Vậy, ghi lô, đề có phải là tổ chức đánh bạc?

Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc. Còn với hành vi ghi lô, đề, có thể hiểu là tổ chức, tạo điều kiện cho những người chơi tham gia đánh lô, đề.

Nói cách khác, việc ghi lô, đề là hành vi tổ chức cho người khác thực hiện hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi lô, đề. Do đó, ghi lô, đề cũng được xác định là hành vi tổ chức đánh bạc.

Mức phạt với người tổ chức đánh bạc dưới hình thức ghi lô đề

Tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm, người tổ chức đánh bạc dưới hình thức ghi lô, đề có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc.

Xử phạt vi phạm hành chính:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 44/2021, người thực hiện một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng:

– Làm chủ lô, đề;

– Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

– Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề.

Người thực hiện hành vi nêu trên còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Truy cứu hình sự:

Người thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Theo đó:

Hình phạt chính

– Khung 01:

Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm – 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc tổ chức từ 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 05 triệu đồng trở lên;

+ Sử dụng địa điểm thuộc sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên;

+ Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần trị giá từ 20 triệu đồng trở lên;

+ Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc Tội đánh bạc, chưa được xóa án tích mà tái phạm.

– Khung 02:

Phạt tù từ 05 – 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên;

+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập136
  • Hôm nay4,559
  • Tháng hiện tại24,361
  • Tổng lượt truy cập845,120

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây