Giết người rồi tự tử, ai chịu trách nhiệm !

Thứ sáu - 09/12/2022 03:15
GIẾT NGƯỜI RỒI TỰ TỬ, AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
GIẾT NGƯỜI RỒI TỰ TỬ, AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Hiện nay có rất nhiều vụ án giết người rồi tự tử. Nạn nhân chết để lại tổn thất về kinh tế lẫn tinh thần cho người thân của nạn nhân; nạn nhân nếu may mắn thoát chết cũng phải gánh chịu thiệt hại nặng nề về sức khỏe, tinh thần. Vậy nếu người phạm tội tự tử chết hoặc chết vì một lý do nào đó trước khi chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Trong bài viết này TVĂN PHÒNG LUẬT SƯ HANEL sẽ làm rõ vấn đề này.

Trong vụ án hình sự xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì người phạm tội ngoài việc bị xử lý về mặt hình sự còn có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra đối với nạn nhân. Nếu nạn nhân chết thì hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân hoặc những người nuôi dưỡng nạn nhân, những người được nạn nhân nuôi dưỡng được nhận khoản bồi thường đó và một khoản tiền bồi thường tổn thất về tinh thần.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại này được áp dụng theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015.

"Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình."

Và Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

"Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Trường hợp người phạm tội chưa chịu trách nhiệm hình sự và chưa kịp bồi thường thiệt hại thì đã chết. Do người phạm tội đã chết nên không xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội, còn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì Điều 615 - Bộ luật Dân sự đã quy định:

“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người thừa kế của người phạm tội có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân. Tuy nhiên do người phạm tội cũng đã chết nên người thừa kế tài sản của người phạm tội, như bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con của người phạm tội... phải bồi thường trong phạm vi di sản thừa kế mà người phạm tội để lại.

 

Trên đây là bài viết của VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HANEL về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án giết người mà người phạm tội đã chết trước khi chưa bồi thường thiệt hại.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,405
  • Tháng hiện tại22,714
  • Tổng lượt truy cập608,581
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây