Công ty Luật Hanel chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới vấn đề thừa kế, đây là dịch vụ thế mạnh của Hanel Law. Đến với chúng tôi quý khách sẽ được tư vấn bởi các luật sư và chuyên viên tư vấn hàng đầu với kết quả tốt nhất.
1. Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
>>> Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
2. Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
Khi người chết đi không để lại di chúc, thì theo quy định của pháp luật, phần di sản thừa kế do họ để lại sẽ được đem chia theo pháp luật. Cụ thể, phần di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ 1, nếu người thừa kế hàng thứ nhất không có thì sẽ chia cho hàng thừa kế thứ 2, 3.
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.
3. Thủ tục phân chia di sản thừa kế
Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị liên quan đến thủ tục phân chia di sản thừa kế.
I. |
THỦ TỤC, GIẤY TỜ CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN THỪA KẾ |
1. |
Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (Hoặc giấy tờ chứng minh người đó đã chết)
|
2. |
Di chúc hợp pháp (nếu có) |
3. |
Sổ đỏ (GCNQSDĐ) hoặc sổ tiết kiệm hoặc đăng ký xe hoặc cổ phần, cổ phiếu…. của người để lại di sản thừa kế;
|
II. |
THỦ TỤC, GIẤY TỜ CỦA BÊN ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ |
1. |
- Căn cước công dân gắn chip/ Hộ chiếu của những người thuộc diện hưởng thừa kế
(Bố, mẹ & vợ, chồng & các con);
- Trường hợp không có CCCD gắn chip thì bổ sung Xác nhận thông tin cư trú ở Công An.
|
2. |
Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế (Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, xác nhận mộ phần…) của những người thuộc diện hưởng thừa kế;
|
3. |
Giấy chứng tử của người được hưởng di sản thừa kế (nếu đã chết);
(Bổ sung thêm thông tin của bố, mẹ & vợ, chồng & các con của người này) |
4. |
Bản sở yếu lý lịch tự thuật hoặc lý lịch đảng viên của 01 người có liên quan.
|
Bước 2: Niêm yết công khai
Việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả
Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
3.Phân chia di sản thừa kế khi có di chúc như thế nào?
Trường hợp người để lại di chúc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (là: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động) thì chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có những người này, hoặc người đại diện theo pháp luật của họ (đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự). Như vậy, để người thừa kế được nhận di sản từ người để lại di sản khi lập di chúc thì di chúc phải thỏa mãn những điều kiện trên để di chúc hợp pháp, có giá trị pháp lý.
Với những nội dung về thủ tục phân chia di sản thừa kế mà Công ty Luật Hanel cung cấp cho quý khách hàng tham khảo, hi vọng sẽ đem lại cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục phân chia di sản thừa kế. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc hoặc cần đơn vị thực hiện dịch vụ về thủ tục phân chia di sản thừa kế vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel
Hotline: 024.6651.4061 / 098.999.2007
Website: https://luathanel.com/
Facebook: https://www.facebook.com/luathanel