Văn phòng Luật sư Hanelhttps://luathanel.com/uploads/logo_hanel_2_3.png
Thứ tư - 22/03/2023 05:44
Trong đời sống pháp lý thường ngày thì việc lập di chúc là việc tưởng như bình thường và đơn giản tuy nhiên đã có nhiều trường hợp di chúc được lập mà không có giá trị pháp lý. Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của những người được hưởng di sản theo di chúc mà về mặt tâm linh thì cũng có thể nói người chết đi cũng không thể “nắm mắt xuôi tay” vì ý nguyện của mình đã không được thực hiện. Luật Hanel hướng dẫn cho bạn thủ tục lập di chúc chi tiết nhất mà bạn không thể bỏ qua.
Trong đời sống pháp lý thường ngày thì việc lập di chúc là việc tưởng như bình thường và đơn giản tuy nhiên đã có nhiều trường hợp di chúc được lập mà không có giá trị pháp lý. Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của những người được hưởng di sản theo di chúc mà về mặt tâm linh thì cũng có thể nói người chết đi cũng không thể “nắm mắt xuôi tay” vì ý nguyện của mình đã không được thực hiện. Luật Hanel hướng dẫn cho bạn thủ tục lập di chúc chi tiết nhất mà bạn không thể bỏ qua.
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau: “Điều 624. Di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” 1. Điều kiện của người lập di chúc Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chi tiết về điều kiện của người lập di chúc: - Đối với người thành niên: Phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Như vậy, có thể thấy, chỉ có cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên mới được lập di chúc. Riêng với người thành niên thì phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa… trong khi lập di chúc.
2. Hiệu lực Di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc chết và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế (30 năm với bất động sản, 10 năm với động sản). Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn có thể yêu cầu chia lại theo di chúc. 3. Thủ tục lập di chúc nhanh gọn, chi tiết nhất Hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản bao gồm: - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. - Di chúc bằng văn bản có công chứng. - Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
STT
THỦ TỤC GIẤY TỜ
Đối với người lập di chúc
1
Sổ đỏ (GCNQSD Đất) hoặc Giấy đăng ký tài sản hoặc Sổ tiết kiệm hoặc cổ phiếu, cổ phần hoặc đăng ký xe ô tô….
2
- Căn cước công dân gắn chip/ Hộ chiếucủa người lập di chúc. - Trường hợp không có CCCD gắn chip thì bổ sung Xác nhận thông tin cư trú ở Công An.
3
Nội dung cơ bản của người để lại di chúc: Phân chia tài sản cho ai? Phân chia số lượng tài sản là bao nhiêu?
Đối với người nhận di sản theo di chúc
1
- Căn cước công dân gắn chip/ Hộ chiếu của người được hưởng di sản theo nội dung di chúc. - Trường hợp không có CCCD gắn chip thì bổ sung Xác nhận thông tin cư trú ở Công An.
2
Giấy tờ khác có liên quan.
4. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ - Nộp hồ sơ : Người yêu cầu làm thủ tục di chúc cung cấp bản gốc trực tiếp hoặc chụp bản gốc gửi mail: vanphongluatsuhanel@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline: 024 6651 4061 - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì VP Luật sư Hanel thông báo với khách hàng về: phí, thù lao, lịch hẹn ký trừ khi khách hàng có yêu cầu khác. + VP Luật sư Hanel tư vấn, hướng dẫn, giải thích và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ thiếu, gỡ mắc mọi thắc mắc của khách hàng trong quá trình cung cấp hoàn thiện hồ sơ.