Mid-page advertisement

Đánh chết trộm vào nhà có phạm tội hình sự hay không?

Thứ tư - 30/11/2022 21:19
Đánh chết trộm vào nhà có thể bị truy cứu về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
Đánh chết trộm vào nhà có phạm tội hình sự hay không?

Tình hình tội phạm hiện nay có mức độ gia tăng đáng kể. Chính vì thế, chúng ta phải hết sức nâng cao cảnh giác. Tuy nhiên, không biết bao giờ trường hợp xấu nhất xảy ra. Khi có trộm lẻn vào nhà thì cần xử lý như thế nào? Đánh chết trộm vào nhà có phạm tội hình sự hay không?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý Khách hàng một số nội dung xoay quanh câu hỏi Đánh chết trộm vào nhà có phạm tội hình sự hay không?

Đánh chết trộm vào nhà có phạm tội hình sự hay không?

Hành vi đột nhập vào nhà người khác để thực hiện hành vi trộm là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, có nên đánh đập, hay đánh chết trộm hay không? Để xác định xem Đánh chết trộm vào nhà có phạm tội hình sự hay không? Thì cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như: công cụ, mục đích thực hiện hành vi,…

Theo quy định tại Điều 24 – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, quy định tại Điều 22 – Bộ luật Hình sự năm 2015 về phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng, cụ thể:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Hành vi trộm đột nhập vào nhà là hành vi xâm phạm các lợi ích chính đáng của bạn được pháp luật bảo vệ, bạn có quyền chống trả nhưng pháp luật quy định “chống trả một cách cần thiết”. Có nghĩa là: hành vi chống trả của bạn phải “tương xứng” với hành vi xâm phạm của tên trộm.

Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người đánh chết trộm vào nhà có phạm tội hình sự hay không? Thì người thực hiện hành vi hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một số những tội như giết người, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác…. Cụ thể về từng trường hợp, chúng tôi sẽ phân tích các tội danh tương ứng.

Tội giết người khi đánh trộm vào nhà

Căn cứ Điều 123 – Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

– Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

– Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Theo như quy đinh tại Điều 123 thì người nào đánh đập, tra tấn… khiến kẻ trộm chết mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, thì tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi trộm vào nhà

Quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:

Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Như vậy, đánh chết trộm vào nhà có thể bị truy cứu về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Căn cứ quy định tại Điều 126 – Bộ luật Hình sự năm 2015:

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Như vậy, nếu đánh chết trộm vào nhà mà bị truy tố về Tội này tùy trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Căn cứ quy định tại Điều 134 – Bộ luật Hình sự năm 2015, như sau:

Điều 134. Cố ý gây thương tích

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào cùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tóm lại, Đánh chết trộm vào nhà có phạm tội hình sự hay không? Câu trả lời chúng tôi đưa ra là có. Như phân tích cụ thể phía trên tùy vào từng trường hợp, mức độ khi bị truy tố.

 

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,291
  • Tháng hiện tại13,513
  • Tổng lượt truy cập788,993

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây