Nhiều trường hợp doanh nghiệp không muốn người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc nhiều nguyên nhân khác mà người sử dụng lao động cố tình giữ giấy tờ gốc văn bằng, giấy tờ nhân thân, … của người lao động. Thực tế, khi đi xin việc công ty thường yêu cầu bản sao các giấy tờ đó của người lao động, nhiều nơi yêu cầu bản sao có công chứng. Bằng tốt nghiệp là giấy tờ quan trọng, việc giữ bản gốc bằng tốt nghiệp của người lao động sẽ vi phạm pháp luật về lao động.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Bộ Luật lao động năm 2019, một trong những hành vi người lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Hơn nữa theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động quy định, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, công ty có thể giữ bản sao bằng tốt nghiệp nhưng không được phép giữ bản gốc bằng tốt nghiệp của người lao động, nếu công ty giữ bằng tốt nghiệp gốc thì phải có nghĩa vụ phải trả lại cho người lao động.Tác giả: Biên tập 1
Nguồn tin: Tổng hợp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh
Văn phòng TT Vân Đình