Mid-page advertisement

Lỡ ký vào hợp đồng có điều khoản bất lợi, người lao động phải làm gì?

Thứ ba - 25/10/2022 22:09
Vì nôn nóng có việc làm ổn định để trang trải cho cuộc sống nên tôi đã ký vào hợp đồng lao động với những điều khoản bất lợi; giờ người lao động phải làm gì?
Lỡ ký vào hợp đồng có điều khoản bất lợi, người lao động phải làm gì?

Về nguyên tắc, nếu hợp đồng lao động có điều khoản bất lợi cho người lao động và điều khoản này vi phạm pháp luật thì sẽ bị vô hiệu (không có hiệu lực) theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bất lợi cho người lao động, điều khoản bất lợi này chưa đến mức trái pháp luật và người lao động biết rõ nhưng vẫn ký kết hợp đồng thì nó vẫn có hiệu lực.

Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu – Bộ luật Lao động 2019

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;

c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Điều 50. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu – Bộ luật Lao động 2019

Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu – Bộ luật Lao động 2019

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Đối với trường hợp của bạn, dù đã ký kết hợp đồng lao động có điều khoản: trong thời gian 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng lao động người lao động không được mang thai, nếu mang thai sẽ bị công ty sa thải ngay lập tức và không phải bồi thường gì cho người lao động, nhưng bạn vi phạm nội dung này thì công ty cũng không được quyền sa thải bạn.

Bởi lẽ, theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hanel liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của Hanel sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Đơn vị:       Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ:       Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại:  098.999.2007 – 024.66514061
Email:         vanphongluatsuhanel@gmail.com

Tác giả: Biên tập 1

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,292
  • Tháng hiện tại13,514
  • Tổng lượt truy cập788,994

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây