Mid-page advertisement

Con sinh ra sau ly hôn khi nào được xem là con chung?

Thứ năm - 01/12/2022 21:10
Con sinh ra sau ly hôn khi nào được xem là con chung?
Con sinh ra sau ly hôn khi nào được xem là con chung?
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình thì con sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi ly hôn được coi là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, có phải tất cả các trường hợp theo quy định trên đều được xem là con chung của vợ chồng không? Bản án dưới đây là một ví dụ điển hình.

Cụ thể, tại Bản án 73/2020/HNGĐ-ST ngày 23/09/2020 về tranh chấp xác định cha cho con có nội dung như sau:

“Bà Đỗ Thu H và ông Nguyễn Xuân T là vợ chồng, trong thời gian chung sống có phát sinh mâu thuẫn. Đến tháng 5/2019 bà H và ông T đã được Tòa án nhân dân thành phố L giải quyết cho ly hôn.

Cuối năm 2019 bà Đỗ Thu H có sinh một bé gái. Sau khi bà H sinh con (bé gái) ông K đã giám định AND, kết luận ông K và bé gái có huyết thống cha con. Vì vậy ông K yêu cầu Tòa án xác nhận bé gái do chị H sinh ra vào ngày 05/10/2019 theo giấy chứng sinh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Đ là con của anh K .”

Tòa án nhân dân Thành phố L, tỉnh Đ đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông K. Công nhận ông K là cha ruột của bé gái do bà Đỗ Thu H sinh ra.

Bé gái được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày bà H và ông T chấm dứt hôn nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì bé gái này được coi là con do bà H có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Điều 88. Xác định cha, mẹ

"1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."

Theo đó, nếu ông K không khởi kiện và yêu cầu nhận lại con thì theo quy định bé gái mới sinh đương nhiên là con của anh T, anh T được ghi tên mình vào giấy khai sinh là cha của cháu H chứ không phải ông K. Dưới góc độ pháp lý, quan hệ giữa cha mẹ, con, quyền và nghĩa vụ chỉ xuất hiện khi có sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tức là về mặt sinh học mặc dù không có quan hệ huyết thống với tư cách là cha đẻ, mẹ đẻ nhưng vẫn có thể có quan hệ cha con, mẹ con.

Theo nội dung vụ án, ông K là cha đẻ của cháu H, căn cứ vào kết quả giám định AND tại viện sinh học phân tử LOCI nhưng vẫn chưa được công nhận là cha đẻ của cháu H và không được ghi vào giấy khai sinh với tư cách là cha. Ông K phải khởi kiện để xác định cha con theo quy định hiện hành.

Tòa án cũng cho rằng mặc dù bà H có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng ông K và bé H có huyết thống cha con. Bên cạnh đó anh T cũng không có tranh chấp và cũng xác nhận bé gái là con của ông K. Nên tòa án đã quyết định công nhận ông K là cha của bé gái là hoàn toàn hợp lý.

Bản án là ví dụ về trường hợp xác định cha mẹ cho con trong thực tế giải quyết tại tòa án, trong cuộc sống, khẳng định quan hệ cha mẹ con chỉ được chính thức thừa nhận trong qua thủ tục pháp lý nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên, đặc biệt của trẻ em.

 

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,113
  • Tháng hiện tại13,335
  • Tổng lượt truy cập788,815

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây