Mid-page advertisement

Chấm dứt việc nuôi con nuôi: Những điều quan trọng cần biết

Thứ sáu - 26/05/2023 22:12
Chấm dứt việc nuôi con nuôi: Những điều quan trọng cần biết
1. Nuôi con nuôi là gì?

Theo quy định của pháp luật, có thể hiểu nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Mục đích của việc nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

2. Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp nào?

Căn cứ Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

(1) Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

(2) Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

(3) Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

(4) Vi phạm quy định sau đây:

- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

3. Ai có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?

Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:

- Cha mẹ nuôi.

- Con nuôi đã thành niên.

- Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

- Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ tại điểm (2), (3) và (4) nêu trên:

+ Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi
Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc chấm dứt nuôi con nuôi sẽ có những hệ quả sau đây:

- Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

- Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

- Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 được khôi phục.

- Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

Tác giả: Biên tập

Nguồn tin: Tổng hợp:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay4,559
  • Tháng hiện tại24,544
  • Tổng lượt truy cập845,303

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây