Mid-page advertisement

Xả nước thải trái phép ra môi trường bị xử lý ra sao?

Thứ sáu - 28/10/2022 03:52
Tình trạng xả thải trái phép ra môi trường hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi, gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường. Vậy hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường sẽ bị xử phạt thế nào?
Xả nước thải trái phép ra môi trường bị xử lý ra sao?

Căn cứ tại khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

Doanh nghiệp xả nước thải ra môi trường bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nghiêm cấm hành vi Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

Với hành vi này, tùy theo mức độ mà doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chính là bị truy cứu TNHS.

Mức phạt hành chính hành vi xả nước thải trái phép ra môi trường

Căn cứ theo quy định xử phạt tại Điều 18, 19 Nghị định 45/2022/NĐ-CP  quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

“Điều 18. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).

2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này."

 

Điều 19. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau:

"1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).

2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

12. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 4, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 5, các điểm e, g, h, i và k khoản 6, các điểm h, i và k khoản 7, các điểm g, h, i và k khoản 8 và các điểm e, g, h, i và k khoản 9 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm u, ư, v, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5, và khoản 10 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm u, ư, v, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5 và khoản 10 Điều này.

13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.”

Truy cứu TNHS về tội gây ô nhiễm môi trường

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội gây ô nhiễm môi trường thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà sẽ có những chế tài phù hợp. Cụ thể:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

- Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

- Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.

Mức phạt cao nhất cho tội này có thể phạt tiền lên đến 03 tỷ đồng và phạt 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30-200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 235 BLHS 2015, thì bị phạt như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 235, thì bị phạt tiền từ 03-07 tỷ đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 235, thì bị phạt tiền từ 07-12 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 235, thì bị phạt tiền từ 12-20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01- 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 01-05 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm-03 năm.

Tác giả: Biên tập 1

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay4,559
  • Tháng hiện tại24,901
  • Tổng lượt truy cập845,660

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây