Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
- Bên cạnh đó khuyến khích có các nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Và các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác mà mình quan tâm với điều kiện các nội dung này không được trái với quy định pháp luật. 17. Vai trò của thỏa ước lao động tập thể - Thỏa ước lao động tập thể tạo nên cộng đồng quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên. - Thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn xung đột trong quan hệ lao động. - Thỏa ước lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động. - Thỏa ước lao động tập thể là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động. Như vậy, thỏa ước lao động tập thể là sắc thái đặc sắc của luật lao động, có ưu điểm là uyển chuyển và dễ thích ứng với thực tại xã hội. Vì vậy mà thỏa ước lao động tập thể rất được thịnh hành ở các nước công nghiệp, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.