CÔNG CHỨNG - CHỨNG THỰC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Thứ sáu - 21/10/2022 06:11
Đại đa số người dân hiện nay vẫn hay đồng nhất khái niệm của 02 hoạt động: công chứng và chứng thực trong các hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì hoạt động Chứng thực là hoạt động độc lập, thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã). Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng (Theo khoản 1, Điều 2 của Luật công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/6/2014).
Phân biệt công chứng và chứng thực
Phân biệt công chứng và chứng thực
Đại đa số người dân hiện nay vẫn hay đồng nhất khái niệm của 02 hoạt động: công chứng và chứng thực trong các hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì hoạt động Chứng thực là hoạt động độc lập, thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã). Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng (Theo khoản 1, Điều 2 của Luật công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/6/2014).

Như vậy, công chứng hay chứng thực hợp đồng, giao dịch đều là sự chứng nhận, hay xác nhận tính có thực của một hợp đồng, giao dịch nào đó, các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đều có năng lực hành vi dân sự và các bên đã tự nguyện tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên hai hoạt động này có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:

1. Về cơ quan thực hiện:
Đối với chứng thực: Phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch thực hiện;
Đối với công chứng: Tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng)  thực hiện.

2. Về người thực hiện:
Đối với chứng thực: Ở các Phòng Tư pháp cấp Huyện, thì Trưởng Phòng, Phó trưởng Phòng Tư pháp là người thực hiện. Ở Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thực hiện.
Đối với công chứng: Do công chứng Viên thực hiện, hay nói cách khác, chủ thể thực hiện hoạt động công chứng chỉ là công chứng viên. Công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm. 

3. Về giá trị pháp lý:
Đối với chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (Theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP).
Đối với công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4. Về trách nhiệm của người thực hiện chứng thực và công chứng viên:
Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia. Không chịu trách nhiệm về nội dụng của hợp đồng, giao dịch được chứng thực (trừ trường hợp người thực hiện chứng thực biết rõ ràng là hợp đồng, giao dịch đó trái pháp luật).
Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch được công chứng (chịu trách nhiệm về mặt nội dung); về toàn bộ hợp đồng, giao dịch được công chứng và họ phải chịu trách nhiệm cá nhân cả đời về việc mà họ đã công chứng.

5. Thủ tục thực hiện chứng thực và thủ tục công chứng:
Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch khá đơn giản qui định tại Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, có các bước như sau:
Bước 1: Xuất trình hồ sơ hợp lệ. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 một bộ hồ sơ trong đó có dự thảo hợp đồng, giao dịch cần chứng thực
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ. Người thực hiện chứng thực tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu chứng thực, nếu hợp lệ thì thực hiện chứng thực
Bước 3: Thực hiện chứng thực. Người thực hiện chứng thực yêu cầu các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt mình, ghi lời chứng, ký tên đóng dấu
Bước 4: Trả kết quả chứng thực, thu lệ phí chứng thực.

Thủ tục công chứng quy định tại Điều 40, 41 của Luật Công chứng, được phân làm hai loại: hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng tự soạn thảo và hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo, có các bước như sau:
Bước 1: Người yêu cầu công chứng lập một bộ hồ sơ, trong đó có dự thảo hợp đồng, giao dịch cần chứng thực
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Bước 3: Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Bước 4: Trả kết quả chứng thực, thu phí công chứng.

6. Về lệ phí:
Lệ phí chứng thực được quy định tại Thông tư số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp. Có 3 loại lệ phí: lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch; lệ phí chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch và lệ phí chứng thực việc sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch được chứng thực.
Lệ phí công chứng được quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng. Phí công chứng được thu trên cơ sở giá trị tài sản, giá trị khoản vay hoặc giá trị của hợp đồng. Bên cạnh phí công chứng, người yêu cầu công chứng còn phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

7. Về tính chất:
Hoạt động chứng thực là hoạt động hành chính tư pháp: Hoạt động chứng thực gắn chặt với vai trò của cơ quan hành chính nhà nước. Quan hệ xã hội trong hoạt động chứng thực là quan hệ mang tính chất hành chính nhà nước.
Hoạt động công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp: công chứng là hoạt động gắn liền với bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia các hợp đồng, giao dịch; đồng thời hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động tư pháp.
 
Với những phân biệt nêu trên hy vọng bạn đọc có những hình dung nhất định về hai hoạt động này và sử dụng nghiệp vụ công chứng, chứng thực. Trường hợp khác, liên hệ để được tư vấn và giải đáp theo địa chỉ sau:
Đơn vị:            Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ:           Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại:      098 999 2007 – 024.66514061
Email:             vanphongluatsuhanel@gmail.com
Website:          luathanel.com

Tác giả: Biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,303
  • Tháng hiện tại42,549
  • Tổng lượt truy cập583,739
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây