Cơ cấu tổ chức quản lý của các loại hình doanh nghiệp?

Thứ ba - 25/10/2022 21:56
Hiện tôi muốn thành lập một doanh nghiệp nhưng không biết cách thức tổ chức bộ máy quản lý của từng loại hình doanh nghiệp như thế nào? VPLS có thể tư vấn thêm cho tôi được không ạ? - Chị Mai (Lào Cai)
Cơ cấu tổ chức quản lý của các loại hình doanh nghiệp?

Hiện nay, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà sẽ có quy định về cơ cấu tổ chức riêng biệt, cụ thể:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV) có thể là tổ chức hoặc cá nhân do đó, mô hình tổ chức quản lý cũng có sự khác biệt.

(1) Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức hoạt động theo một trong hai mô hình sau:

Mô hình 1: Chủ sở hữu chọn một người làm đại diện theo ủy quyền

Chủ sở hữu >(Bổ nhiệm)> Chủ tịch công ty >(Bổ nhiệm/Thuê)> Giám đốc/Tổng Giám đốc.

Mô hình 2: Chủ sở hữu chọn nhiều người làm đại diện theo ủy quyền

Chủ sở hữu >(Bổ nhiệm)> Hội đồng thành viên >(Bổ nhiệm/Thuê)> Giám đốc/Tổng Giám đốc.

Lưu ý: Nếu công ty TNHH MTV có chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước thì phải thành lập Ban kiểm soát, trường hợp khác do công ty quyết định.

Cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ưu tiên thực hiện theo Điều lệ công ty, nếu Điều lệ không quy định thì thực hiện theo quy định trên.

(2) Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu được tổ chức hoạt động theo mô hình:

Chủ sở hữu >> Chủ tịch công ty >(Kiêm nhiệm/Thuê)> Giám đốc/Tổng giám đốc.

Trong đó, quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm: 

Hội đồng thành viên >> Chủ tịch Hội đồng thành viên >> Giám đốc/Tổng giám đốc.

Lưu ý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có ít nhất một người đại diện và phải giữ một trong các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

3. Công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020  thì công ty cổ phần có thể lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức quản lý như sau nếu pháp luật về chứng khoán không có quy định khác:

Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông >> Hội đồng quản trị >> Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì có thể không thành lập Ban kiểm soát.

Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông >> Hội đồng quản trị >> Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Bên cạnh đó, công ty cổ phần phải có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành chi tiết cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán.

4. Công ty hợp danh

Trong cơ cấu quản lý của công ty hợp danh, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty hợp danh có thể tổ chức hoạt động theo mô hình:

Hội đồng thành viên >(Bầu)> Chủ tịch Hội đồng thành viên (đồng thời kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác).

5. Doanh nghiệp tư nhân

Tại Điều 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện cho doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp tư nhân (bao gồm cả cơ cấu tổ chức và quản lý).

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hanel liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của Hanel sẽ hữu ích cho Qúy Khách.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Đơn vị:       Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ:       Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại:  098.999.2007 – 024.66514061
Email:         vanphongluatsuhanel@gmail.com

Tác giả: Biên tập 1

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,936
  • Tháng hiện tại41,025
  • Tổng lượt truy cập582,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây