Mid-page advertisement

GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÓ NÊN NHỜ LUẬT SƯ BÀO CHỮA KHÔNG?

Thứ hai - 24/10/2022 05:56
Vai trò Luật sư trong giai đoạn điều tra của vụ án hình sự là rất quan trọng, vì đây là giai đoạn chuẩn bị, nền móng cho một vụ án hình sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình trong vụ án hình sự, Luật sư cần trực tiếp tham gia vào vụ án CÀNG SỚM CÀNG TỐT, đặc biệt là ngay từ khi bắt đầu “điều tra” vụ án hình sự.
GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÓ NÊN NHỜ LUẬT SƯ BÀO CHỮA KHÔNG?

Sự xuất hiện của của Luật sư trong giai đoạn điều tra giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình.

Tại sao cẩn phải có luật sư trong giai đoạn điều tra?

– Cán bộ điều tra là người nắm quyền chủ động, dễ coi thường người bị tình nghi phạm tội, thường không khách quan, toàn diện, phần lớn thiên về hướng “quy tội”;

– Người bị “tình nghi phạm tội” là người yếu thế, bị động, thường có tâm lý hoang mang, dao động, không ổn định trong lời khai (dễ có lời khai khác nhau); 

– Luật sư bào chữa đóng vai trò “bác sĩ pháp lý” cho bị can, người được tiếp cận bị can với tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, có trách nhiệm giải thích cho bị can về những quyền được pháp luật bảo đảm, chuẩn bị tâm lý để từ đó giúp người bị “tình nghi phạm tội” bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo, trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật và xem xét toàn bộ nội dung điều tra để minh oan cho người bị “tình nghi phạm tội”.

Luật sư trong giai đoạn điều tra làm những gì?

Trong giai đoạn này, việc đầu tiên mà luật sư bào chữa phải làm là thực hiện thủ tục để được tham gia với tư cách là người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Theo quy đinh tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã thay thế thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng thủ tục “đăng ký bào chữa”, theo đó: “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký người bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa trong hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản. 

Sau khi đăng ký bào chữa được chấp nhận, luật sư chính thức có tư cách người bào chữa, tham gia vào giai đoạn điều tra. Luật sư cần gặp gỡ, làm việc với cơ quan điều tra, có thể trao đổi về nội dung vụ án nếu cần thiết, đảm bảo có lợi cho người được bào chữa.

Luật sư tiến hành gặp gỡ, tham gia lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm tính khách quan của việc điều tra, hạn chế được các vi phạm pháp luật có thể xảy ra như: ép cung, mớm cung, bức cung, làm sai lệch hồ sơ vụ án…

Ngoài ra, việc luật sư bào chữa tham gia vào các hoạt động điều tra khác như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, xem xét dấu vết thân thể… cũng là một hoạt động cần thiết và có ý nghĩa; thông qua các hoạt động này, luật sư có thể phát hiện được những tình tiết mới của vụ án hoặc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, các tình tiết có ý nghĩa minh oan cho bị can trong trường hợp bị can vô tội, làm hạn chế tình trạng oan sai ngay từ giai đoạn điều tra trong tố tụng hình sự. 

Việc luật sư tham gia vào vụ án hình sự sớm sẽ có tác dụng trong việc chứng minh sự thật khách quan khi hồ sơ chưa bị khép, cơ quan điều tra đang chứng minh, làm sáng tỏ tình tiết, hành vi, nội dung vụ án. Hạn chế tối đa nhất việc oan, sai hoặc áp dụng hình phạt quá nặng trong việc giải quyết các vụ án hình sự và giúp cho thân chủ tránh tối đa lãng phí chi phí không cần thiết, đạt được hiệu quả tối đa trong khi giải quyết công việc.

Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra?

Ðiều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Khoản 1 Ðiều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bào chữa có quyền: (a) Gặp, hỏi người bị buộc tội; (b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can”. Khoản 3 Ðiều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định: “Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa”.

Ðiều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT ngày 23-1-2018 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – TAND tối cao – Viện KSND tối cao quy định: “Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật; Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát…”.

Kể từ thời điểm Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực vào đầu năm 2018 đến nay, đã có bước chuyển biến căn bản trong nhận thức và thực tế từ phía các cơ quan và những người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm thực thi các quy định nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự trong nhiều vụ án hình sự.

Tác giả: Biên tập 1

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Văn phòng 39 Nguyễn An Ninh


Văn phòng TT Vân Đình


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,116
  • Tháng hiện tại27,733
  • Tổng lượt truy cập803,213

Đến với Văn phòng luật HANEL tại thị trấn Vân Đình

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây