BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG?

Thứ sáu - 21/10/2022 06:06
Công ty tôi đã được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 01 hình vẽ logo của Công ty. Nay, tôi biết được có một Doanh nghiệp khác đang sử dụng hình vẽ này trên băng rôn quảng bá thương hiệu của họ mà chưa được sự cho phép của Công ty tôi. Tôi xin hỏi: Công ty tôi có những quyền gì để bảo vệ mình khi tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này bị xâm phạm? Mong Quý Công ty tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Công ty tôi đã được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 01 hình vẽ logo của Công ty. Nay, tôi biết được có một Doanh nghiệp khác đang sử dụng hình vẽ này trên băng rôn quảng bá thương hiệu của họ mà chưa được sự cho phép của Công ty tôi. Tôi xin hỏi: Công ty tôi có những quyền gì để bảo vệ mình khi tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này bị xâm phạm? Mong Quý Công ty tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 

Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, Văn phòng Luật sư Hanel xin có một số trao đổi cụ thể như sau:

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí (theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, Công ty Anh/Chị là chủ sở hữu của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nêu trên thì Công ty Anh/Chị và tác giả sẽ có các quyền tác giả liên quan như sau:

Thứ nhất, về quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005

  • Đặt tên chotác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bốtác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Thứ hai, về quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 20 và Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa, đổi bổ sung năm 2009 thì nếu có bất kỳ tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản nêu trên và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ các trường hợp sau thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng tác phẩm đã công bố, cụ thể:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
  • Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
  • Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
  • Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
  • Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
  • Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Như vậy, chỉ có tác giả và chủ sở hữu mới có các quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành. Đối với các cá nhân, tổ chức khác chỉ có quyền tác giả khi đã được sự cho phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Trong trường hợp này, nếu cá nhân hay tổ chức nào sử dụng tác phẩm mỹ thuật của Công ty Anh/Chị dưới mọi mọi hình thức mà gây phương hại đến danh dự và uy tín của Công ty Anh/Chị và tác giả thì Doanh nghiệp đó đã có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả theo quy định tại Khoản 5 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đối với chủ sở hữu là Công ty Anh/Chị và tác giả.

Trên thực tế, có rất nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp sử dụng các hình ảnh, bản vẽ có thiết kế tương tự nhưng không có độ giống nhau chính xác tất cả các chi tiết. Chính vì vậy, để có thể đánh giá cá, nhân tổ chức đó có hành vi vi phạm đến quyền tác giả như đã phân tích ở trên hay không thì phải được giám định về sở hữu trí tuệ bởi  tổ chức, cá nhân có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan theo quy định tại Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

[2]. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nếu có đầy đủ cơ sở, tài liệu chứng cứ chứng minh rằng chủ sở hữu – Công ty Anh/Chị đang bị xâm phạm quyền tác giả bởi một cá nhân/tổ chức khác thì Công ty Anh/Chị và/hoặc tác giả có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự như sau:

Một là, biện pháp dân sự

Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì Chủ sở hữu có thể khởi kiện yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra gồm thiệt hai về vật chất và tinh thần;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Hai là, biện pháp hành chính

Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả, quyền liên quan quy định Cá nhân/tổ chức có hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm có thể bị xử phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Ngoài ra còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:

  • Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm; và
  • Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internetvà kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm.

Ba là, biên pháp hình sự

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự, cụ thể tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó, người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính thì tùy vào hành vi và mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Còn đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì tùy vào tính chất, mức độ có thể bị phạt tiền lên đến 3.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn lên đến 03 năm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Chúng tôi liên quan đến yêu cầu tư vấn của Qúy Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật.
Hy vọng ý kiến tư vấn của Chúng tôi sẽ hữu ích cho Qúy Khách hàng.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Đơn vị:       Công ty Luật TNHH MTV Pháp lý Hanel (VPLS Hanel)
Địa chỉ:       Tầng 2 số 39 Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại:  098.999.2007 – 024.66514061
Email:         vanphongluatsuhanel@gmail.com

Tác giả: Biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,552
  • Tháng hiện tại42,798
  • Tổng lượt truy cập583,988
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây