Cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Thứ sáu - 21/10/2022 04:55
Trong vụ án ly hôn thì một bên sẽ được nhận quyền nuôi con trực tiếp, đối với người còn lại không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
    Trong vụ án ly hôn thì một bên sẽ được nhận quyền nuôi con trực tiếp, đối với người còn lại không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
     Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:  Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”  Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, vì vậy người không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm thực hiện việc cấp dưỡng. Bên cạnh đó trong quá trình nuôi con, người nuôi con có quyền yêu cầu người vợ hoặc chồng không trực nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con (quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014).
     Nghĩa vụ này phát sinh giữa cha, mẹ và con. Trong đó cha, mẹ, con ở đây được xác định trên cơ sở huyết thồng hoặc quan hệ pháp lý. Nghĩa là: Con phải là con đẻ hoặc con nuôi (đã làm thủ tục nhận con nuôi theo đúng quy định của pháp luật). Còn con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng mà không thực hiện thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn cha dượng, mẹ kế không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng trong trường hợp này.

     Các căn cứ để xác định mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
     Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng vì vậy nếu khi ly hôn hoặc khi có tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng sao cho hợp lý vừa đảm bảo được điều kiện của người cấp dưỡng vừa đảm bảo được quyền lợi của đứa trẻ.
     Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP: "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý...". Như vậy, pháp luật không quy định định mức cụ thể khoản tiền cấp dưỡng mà tôn trọng tự do thỏa thuận giữa các bên và khả năng thực tế của bên cấp dưỡng để đưa ra định mức cấp dưỡng hàng tháng sao cho không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
     Ngoài ra, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP còn quy định: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con". Có thể hiểu, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn hoặc đến khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
     Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Tác giả: Biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO CÁC HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CHÍNH

TƯ VẤN NHANH

Tư vấn chung


Tư vấn Doanh nghiệp


Thích Fb của Hanel

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay1,230
  • Tháng hiện tại42,476
  • Tổng lượt truy cập583,666
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây